ẢNH HƯỞNG CỦA LỨA TUỔI VÀ GIỚI TÍNH ĐẾN TẦN SỐ CƠ BẢN VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA TIẾNG VIỆT NÓI
DOI: 10.15625/vap.2015.000135
Abstract
Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của độ tuổi và giới tính đến một số tham số đặc trưng của tiếng Việt nói. Nghiên cứu được thực hiện trên tiếng nói thu âm từ những người nói thuộc phương ngữ Bắc. Dữ liệu tiếng nói được chia theo 4 nhóm lứa tuổi bao gồm: trẻ em (từ 7 đến 10 tuổi), thanh niên (từ 21 đến 25 tuổi), trung niên (từ 40 đến 50 tuổi), người cao tuổi (từ 60 đến 70 tuổi). Các tham số được phân tích gồm có tần số cơ bản và năng lượng của âm thanh. Phương pháp thống kê kiểm định giả thuyết ANOVA đã được áp dụng trong các thử nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt rõ nét về thay đổi tần số cơ bản (F0) giữa các độ tuổi cũng như giữa nam giới và nữ giới. Trẻ em có tần số cơ bản tương đối cao, nhưng đến trưởng thành, bộ máy phát âm phát triển ổn định và tần số cơ bản giảm. Với người cao tuổi là nữ giới, thay đổi nội tiết làm cho dây thanh kém đàn hồi hơn nên F0 giảm, trong khi đó nam giới cao tuổi lại có F0 cao hơn đáng kể so với thanh niên và trung niên do thanh quản có xu hướng trở nên cứng hơn. Năng lượng của âm thanh cũng được nhìn nhận có sự thay đổi tương tự. Bài báo này cũng trình bày kết quả thử nghiệm bước đầu nhận dạng lứa tuổi sử dụng phân tích khác biệt tuyến tính LDA (Linear Discrimination Analysis). Kết quả thử nghiệm cho thấy tỷ lệ nhận dạng đúng lứa tuổi là 77,7% với giọng nam và 62,4% với giọng nữ trong trường hợp nhận dạng lứa tuổi phụ thuộc người nói và 72,9% với giọng nam và 54,4% với giọng nữ trong trường hợp nhận dạng lứa tuổi độc lập người nói.
Keywords
Tiếng Việt nói, nhận dạng lứa tuổi, tần số cơ bản, phân tích ANOVA, phân tích khác biệt tuyến tính LDA
Copyright (c) 2016 PROCEEDING of Publishing House for Science and Technology
PROCEEDING
PUBLISHING HOUSE FOR SCIENCE AND TECHNOLOGY
Website: http://vap.ac.vn
Contact: nxb@vap.ac.vn