KHAI PHÁ DỮ LIỆU LIDAR TRONG NGHIÊN CỨU CÁC ĐỐI TƯỢNG TRÊN BỀ MẶT ĐỊA HÌNH

Nguyễn Thị Hữu Phương, Đặng Văn Đức, Nguyễn Trường Xuân



DOI: 10.15625/vap.2017.00039

Abstract


LiDAR từ khi ra đời vào thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay đã được áp dụng vào nhiều ngành và nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Với khả năng thu nhận dữ liệu về khu vực quét rộng lớn, đo được ban đêm và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, thêm vào đó, dữ liệu thu nhận được từ LiDAR có độ chính xác cao. So với các kỹ thuật của trắc địa truyền thống, LiDAR có những ưu điểm và ưu thế nổi bật trong nghiên cứu đối tượng trên bề mặt địa hình. Tuy nhiên, dữ liệu thu được từ hệ thống LiDAR là tương đối lớn, với khoảng từ 4000 - 5000 điểm trên một km2 bao gồm thông tin tọa độ, thời gian bay quét, độ cao,…. Để sử dụng có hiệu quả dữ liệu LiDAR trong nghiên cứu các đối tượng trên bề mặt địa hình cần phải có các kĩ thuật khai thác nhằm tìm kiếm những thông tin có ích. Bài báo này tập trung vào trình bày các kĩ thuật để khai phá dữ liệu LiDAR hiệu quả trong nghiên cứu các đối tượng trên bề mặt địa hình như EM, K-Means, kNN, MCC.

Keywords


data mining, LiDAR, phân loại, phân cụm, kNN



Copyright (c) 2018 PROCEEDING of Publishing House for Science and Technology



PROCEEDING

PUBLISHING HOUSE FOR SCIENCE AND TECHNOLOGY

Website: http://vap.ac.vn

Contact: nxb@vap.ac.vn